Tin tức

TÁC HẠI CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG LÊN CON NGƯỜI

Đăng lúc: 27-09-2016 03:16:56 PM - Đã xem: 38964

 TÁC HẠI ĐIỆN TỪ TRƯỜNG LÊN CON NGƯỜI

 

1. Mở đầu

 

Chúng ta đang sống trong thời đại điện từ, bao quanh ta là những đường dây tải điện, điện thoại, wifi, ti vi, tủ lạnh, vi tính, máy giặt, lò vi sóng... việc nghiên cứu ảnh hưởng của điện từ trường là vấn đề cần thiết để biết rõ tác hại của điện từ trường lên con người.

 

Điện từ trường là những nguồn bức xạ điện tử  Electromagnetic Fields (EMFs) và con người đang phải hứng chịu sự bức xạ điện từ đó. Vậy trường điện từ đối với chúng ta là bạn hay thù? Sự tác động của chúng đối với cơ thể người như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn đọc những băn khoăn đó.

 

Nguồn EMFs đến rất nhiều nơi và tiếp xúc với con người khác nhau, trong đó có nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo, do đó rất khó xác định mối liên hệ liều lượng - hậu quả của một nguồn EMFs duy nhất nào đó. Trong tự nhiên các EMFs được tạo ra bởi quá trình sấm chớp và từ trường của Trái đất. Trong cơ thể con người cũng có trường điện từ để vận chuyển các thông tin trong hệ thống thần kinh. Các nguồn EMFs nhân tạo sinh ra từ quá trình sản xuất, truyền tải và sử dụng điện. Chúng ta cũng cần chú ý là điện trường không thể xuyên qua các vật liệu xây dựng, từ trường có thể xuyên qua được các vật liệu này. Cả điện và từ trường dưới dạng bức xạ (tần số cao) sẽ xuyên qua bất cứ vật cản nào và tác động một nguồn năng lượng lên con người, do đó tác hại của điện từ trường lên con người là đáng lo ngại.

 

2. Khái quát về trường điện từ

 

 

Điện từ trường là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất, đặc trưng bởi tập hợp các tính chất điện và từ. Các tham số cơ bản, biểu thị đặc tính của trường điện từ là: tần số, chiều dài sóng và tốc độ lan truyền.

 

 

 

Như đã biết quanh vật dẫn có dòng điện chạy luôn tồn tại đồng thời một điện trường và một từ trường. Đối với dòng điện một chiều, các trường này không phụ thuộc vào nhau, còn đối với dòng điện xoay chiều, thì các trường này liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một trường điện từ thống nhất.

 

3. Các nguồn trường điện từ

3-1 Các nguồn trướng điện từ tự nhiên

 

 

 

Các nguồn trường điện từ tự nhiên được phân thành hai nhóm:

+ Nhóm 1 là cực của Trái Đất - điện trường và từ trường vĩnh cửu;

+ Nhóm 2: sóng radio được sản sinh bởi các vì tinh tú (Mặt trời, Mặt trăng, các vì sao...), các quá trình khí quyển - sấm sét .

Điện trường tự nhiên của Trái Đất sinh ra điện tích âm trên bề mặt, cường độ của nó khoảng 100÷500 V/m. Các đám mây có thể làm tăng cường độ điện trường lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm kV/m. Nhóm thứ hai của trường điện từ đặc trưng bởi dải tần rộng.

 Tác hại của điện từ trường lên con người đối với nguồn tự nhiên này không lớn, do đó là qui luật tự nhiên, cân bằng sinh học con người của tạo hóa.

 

3.2 Các nguồn điện từ trường nhân tạo

 Dòng điện là nguyên nhân sinh ra điện từ trường. Điện gia dụng thường là dòng điện xoay chiều (alternating current; AC). Dòng điện AC có thể xoay chiều và cực theo theo chu kỳ. Dòng điện 50Hz là dòng điện xoay chiều 50 lần trong vòng 1 giây. Chu kỳ này tạo nên dòng điện và từ trường có cùng tần số.

 

Điện từ trường được phân làm 5 loại theo tần số của nó:

 

+ Loại ELF (tần số cực thấp; extremely low frequencies) - các thiết bị điện gia dụng, đường dây điện.

 

+ Loại HF và LF (tần số cao [high frequencies] và tần số thấp [low frequencies]) - sóng radio AM

 

+ Loại VLF (tần số rất thấp; very low frequencies) - tivi và video

 

+ Loại VHF (tần số rất cao; very high frequencies) sóng tivi và radio FM

 

+ Loại SHF (siêu tần số; super high frequencies) tần số của microwave SHF có thể ảnh hưởng đến các phân tử. Khi microwaves đi ngang những vật thể có nước, nó làm cho các phân tử nước bị rung động và tạo ra nhiệt. Tia hồng ngoại và các tia khả kiến chỉ chiếm một phần nhỏ trong quang phổ của điện từ trường.

 

+ Điện từ trường tạo ra từ dòng điện lớn hơn 50 Hz gọi là bức xạ ion bởi vì nó có đủ năng lượng để tách electron ra khỏi nguyên tử. Tia X có đủ năng lượng để phá hủy các phân tử chứa gene. Nếu con người tiếp xúc nhiều với bức xạ ion có thể bị ung thư.

 

Tác hại của điện từ trường lên con người từ nhân tạo gồm hai nhóm:

 

a) Nguồn phát xạ điện từ tần số thấp

Nguồn phát xạ điện từ tấn số thấp (0÷3kHz) bao gồm các hệ thống sản xuất, biến đổi và truyền tải điện năng (nhà máy điện, đường dây truyền tải, trạm biến áp...), các thiết bị điện trong sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, du lịch, thương mại, thiết bị điện công sở, gia dụng...), các thiết bị kỹ thuật điện - điện tử...

 

 

Trong số các nguồn trường điện từ tần số thấp (Low Frequency Field), người ta đặc biệt quan tâm đến tác hại của điện từ trường lên con người ở tần số công nghiệp 50-60Hz. Các thiết bị cao áp trên 330kV phát ra môi trường xung quanh một trường điện từ mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ở các thiết bị dưới 330kV trường điện từ có cường độ thấp hơn và hầu như không gây ảnh hưởng xấu đáng kể đến các đối tượng sinh vật.

 

Các đường dây truyền tải điện cao và siêu cao áp có cường độ từ trường và cường độ điện trường đến 25A/m và 15kV/m. Các kết quả nghiên cứu đã xác định rằng tại một điểm bất kỳ trong trường của thiết bị điện siêu cao áp (tấn số 50 Hz), năng lượng hấp thu bỡi cơ thể gấp 50 lần so với sự hấp thụ trong từ trường (trong vùng làm việc của thiết bị phân phối 750kV cường độ từ trường khoảng 20-25A/m). Sự tác động tiêu cực của trường điện từ dòng điện tần số công nghiệp chỉ được thể hiện ở cường độ từ trường ở mức 150 ÷ 200 A/m, do đó sự đánh giá tác hại của điện từ trường lên con người của trường điện từ của mạng điện siêu cao áp chỉ được tiến hành chủ yếu theo cường độ điện trường.

 

b/ Nguồn phát xạ điện từ tần số cao

 

 

 

Nguồn phát xạ điền từ tần số cao (3÷GHz) còn gọi là tần số vô tuyến, bao gồm các thiết bị thu phát cao tần: đài, ti vi, điện thoại, bộ đàm và các thiết bị công nghệ sử lý sản phẩm như lò nung cao tần v.v... gây tác hại của điện từ trường lên con người rất lớn do mức độ tiếp xúc liên tục.

 

Cường độ điện trường trong nhà thường có giá trị khoảng 1 ÷ 10 V/m. Tuy nhiên, cũng có thể gặp trường hợp ở mức độ màn hình vi tính không nối đất. Các kết quả khảo sát cường độ điện trường trong các căn hộ tác động đến cơ thể người còn mạnh hơn so với mức tác động của điện trường của đường dây truyền tải điện. Cảm ứng từ của bếp điện cảm ứng, ở khoảng cách 20÷30cm có giá trị 1÷3µT (microTesla), còn ở khoảng cách 50cm là 0,1÷ 0,5µT. Từ trường của tủ lạnh và tủ đá không cao lắm, lò vi sóng là nguồn phát xạ điện từ mạnh, tuy nhiên do nguyên nhân này mà trong cấu trúc của nó đã có màn chắn, thức ăn được xử lý bởi nó khá nhanh, nhưng dù sao thì lò vi sóng vẫn không làm chúng ta yên tâm.

 

Ở đại đa số bàn là , từ trường ở mức 0,2µT ở khoảng ở cách 25cm, còn ở máy giặt từ trường nằm trong khoảng 10÷100µT, tùy từng loại. Bên cạnh đó, từ trường ở máy hút bụi đạt tới 100µT, còn ở máy cạo râu nó có giá trị đến hàng trăm µT. Những thông tin trên giúp chúng ta ý thức về những nguy cơ tiềm ẩn xung quanh. Thực ra, các nhà sản xuất đã biết rõ hơn chúng ta nhiều và họ đã có những giải pháp khắc phục trong quá trình thiết kế, chế tạo các thiết bị điện gia đụng để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của trường điện từ đối với cơ thể người sử dụng. Ở Mỹ nhiều hãng đã tung ra thị trường các thiết bị an toàn như là bàn là có cuộn dây chắn, máy vi tính không phát xạ.

 

Các nguồn phát xạ điện từ sẽ là tác hại của điện từ trường lên con người gồm các thiết bị kỹ thuật vô tuyến và điện tử, các cuộn kháng, tụ điện, các thiết bị nhiệt, máy biến áp, antenna, máy phát cao tần.. . Các công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiên văn, địa chất, hàng không, hàng hải... luôn phải sử dụng các thiết bị làm việc ở các bước sóng khác nhau, do đó các nhân viên luôn phải hứng chịu sự đe dọa nguy hiểm của sự phát xạ cường độ đến 10µT.

 

4. Sự tác động của điện từ trường đối với cơ thể người

 

4. 1 Tác động sinh học của trường điện từ lên cơ thể

 

 

 

Con người không thể nhìn thấy và không thể cảm nhận ngay được sự hiện diện của trường điện từ, chính vì vậy không phải bao giờ cũng có thể lường trước được sự nguy hiểm của sự tác động của chúng. Sự phát xạ điện từ tác hại của điện từ trường lên con người. Kết quả của sự tác động của trường điện từ làm thay đổi các hoạt động của hệ thống thần kinh, tuần hoàn, nội tiết và nhiều hệ thống khác của cơ thể người.

 

Sự tác động thường xuyên của bức xạ điện từ nhân tạo thực sự làm sa sút sức khỏe của mỗi cá thể người và sinh vật. Trẻ con và đặc biệt là thai nhi, rất nhạy cảm đối với sự tác động khó chịu của trường điện từ. Cơ chế hấp thụ năng lượng của cơ thể người khá phức tạp. Cơ quan nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ là hệ thống thần kinh trung ương (cảm nhận chủ quan là mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. . .) và hệ thống nội tiết.

 

Việc làm suy giảm chức năng nội tiết sẽ gây hiệu ứng từ phía hệ thống tim mạch, tuần hoàn, miễn dịch và trao đổi chất v.v... Sự ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch gây ra sự suy giảm hoạt động của các cơ quan trao đổi chất, thay đổi mạch đập và nhịp tim.

 

4.2 Tác động nhiệt

 

 

 

Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ là sự đốt nóng, mà có thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mô của cơ thể sống. Cơ chế hấp thụ năng lượng, thực sự hết sức phức tạp. Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể khi hấp thụ năng lượng điện từ dẫn đến sự thay đổi tần số của mạch đập, nhịp tim và phản ứng mao mạch. Máu được coi là một chất điện phân, dưới tác động của trường điện từ, trong máu sinh ra các dòng điện ion, gây sự phát nóng các mô và tế bào. Với một cường độ xác định trường điện từ gây tác hại của điện từ trường lên con người bằng cách tạo một ngưỡng đốt nóng mà cơ thể người không chịu nổi. Sự đốt nóng đặc biệt nguy hiểm đối với các cơ quan có hệ thống mao mạch kém với sự lưu thông máu ít (như mắt, não, dạ dày...). Đặc biệt nhạy cảm đối với hiệu ứng nhiệt là thủy tinh thể của mắt, túi mật, bọng đái và một số cơ quan khác.

 

4.3 Tác động gây rối loạn thần kinh

Cùng với tác động nhiệt, tác hại của điện từ trường lên con người bởi rối loạn hệ thống thần kinh. Sự tác động của trường điện từ lên cơ thể người biểu hiện ở sự rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác chủ quan là tăng sự mệt mỏi, đau đầu, kém hưng phấn, hay cáu gắt v.v.

 

 

 

Người ta cho rằng sự phá hủy các chức năng sinh lý của cơ thể bởi tác động của trường điện từ lên từng phần khác nhau của hệ thống thần kinh. Trong đó sự tăng kích thích của hệt hống thần kinh trung ương xây ra do tác động phản xạ của trường điện từ, còn hiệu ứng cản - do tác động trực tiếp của trường điện từ lên cấu trúc của não bộ và não lưng. Các chuyên gia cho rằng vỏ não là bộ phận nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ.

 

4.4 Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn

 

 

 

Tác hại của điện từ trường lên con người còn thể hiện ở dạng gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất. Sự tác động lâu dài của trường điện từ gây hiện tượng đau thắt ở vùng tim. Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây sự thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu...

 

4.5 Tác động tĩnh điện

Tác hại của điện từ trường lên con người ở mặt sinh học còn thấy rằng, điện trường còn gây ra sự xuất hiện của các điện tích giữa người và các vật dụng kim loại có điện thế khác so với cơ thể người. Nếu người đứng trực tiếp dưới đất hoặc trên sàn dẫn điện có tiếp xúc với đất, thì điện thế của nó so với đất sẽ là 0, còn nếu cách ly với đất, thì cơ thể người sẽ phải chịu một điện thế nhất định, mà đôi khi có thể đạt đến vài kilôvôn. Sự tiếp xúc của cơ thể người cách ly với đất đến các phần tử kim loại có tiếp đất sẽ dẫn đến hiện tượng truyền dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất, mà có thể gây cảm giác đau, đặc biệt ở thời điểm đầu tiên. Đôi khi trong sự tiếp xúc này có thể xuất hiện sự phóng điện. Trong trường hợp người tiếp xúc với các vật thể kim loại dài cách ly với đất như hệ thống ống dẫn, hàng rào thép có cột gỗ v.v., dòng điện chạy qua cơ thể người có thể đạt đến giá trị nguy hiểm.

Trường tĩnh điện sinh ra chủ yếu do quá trình ma sát của vật nhiễm điện, ví dụ dòng khí trong ống, vị trí các vòng bánh đai truyền động..., thế của tĩnh điện có thể rất cao lên đến vài chục kV, tuy nhiên khi phóng điện sinh ra dòng nhỏ vài mA do đó không gây nguy hiểm cho con người, chỉ gây nguy cơ cháy nổ vì tia lửa điện nơi có chất dễ cháy, cũng lưu ý rằng khi xảy ra quá trình phóng điện sẽ gây phản xạ giật mình nếu đang làm việc trên cao sẽ té ngã, rơi vật dụng đồ nghề, đa số sự cố do trường tĩnh gây cho con người nguy hiểm từ nguyên nhân thứ phát của nó. Các biện pháp phòng ngừa bằng cách xả điện tích nhiễm đi vào đất bằng vòng đeo tay, sàn thao tác nối đất, giày tiếp xúc truyền điện tích....

 

4.6 Các tác động khác

 

Ngoài những tác động nói trên, điện từ trường còn gây ra nhiều tác động phụ trợ khác, bằng cảm nhận chủ quan, các nhân viên vận hành ở các trạm điện, trạm biến áp, các trạm phát sóng... thường phàn nàn về chứng đau đầu, mất mệt mỏi, chóng mặt...

 

Trường điện từ siêu cao tần có thể gây tác động đối với mắt, dẫn đến bệnh đục đục thủy tinh thể. Mức độ tác động sinh học của trường điện từ đến cơ thể người phụ thuộc tần số dao động, cường độ và thời gian tiếp xúc. Sự bổi xuất hiện trong cơ thể người dưới tác động của trường điện từ, nhìn chung là có khả năng phục hồi. Ngoài những tác động không tốt đến cơ thể người cần bổ sung thêm tác động khử trùng khi có cường độ bức xạ vượt quá ngưỡng nhiệt.

 

5. Các thông số ngưỡng tham khảo

 5.1 Thông số quốc tế

Theo phòng nghiên cứ sức khỏe và đời sống thuộc Viện sinh học và công nghệ Đức, thì các giá trị của trường điện từ giới hạn như sau  ( https://www.baubiologie.de, Gesundes Bauen und Wohnen Institut für Baubiologie + Nachhaltigkeit IBN):

 

STT

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐƠN VỊ

 

MỨC ĐỘ NGUY HIỂM

 

KHÔNG

NHẸ

NGUY HIỂM

RẤT NGUY HIỂM

A

 

ĐIỆN TRƯỜNG XOAY CHIỀU TẦN SỐ THẤP  (ELF/VLF)

 

1

 

   Cường độ điện trường với đất

     V/m

< 1

 

          1- 5

 

 

        5 - 50

 

 

          > 50

 

2

  Điện áp tiếp xúc

        mV

         < 10

 

        10- 100

 

      100 - 1000 

 

        > 1000

 

3

  Cường độ điện trường tự do

      V/m

< 0.3

0.3 - 1.5

1.5 - 10

> 10

B

 

TỪ TRƯỜNG XOAY CHIỀU TẦN SỐ THẤP (ELF/VLF)

 

1

  Cường độ từ trường:

nT

<20

20-100

100-500

>500

 

 

mG

<0.2

0.2-1

1-5

>5

C

 

BỨC XẠ ĐIỆN TỪ TẦN SỐ CAO (HFF)

 

 

  Bức xạ điện từ

       µWcm²

<0.1

0.1-10

10-1000

>1000

D

 

ĐIỆN THẾ TĨNH ĐIỆN

 

1

  Điện thế bề mặt

V

<100

100-200

200-2000

>2000

 

  Thời gian tác động

s

<10

10-30

30-60

>60

E

 

TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN

 

1

  Độ độ lệch từ thông (kim loại/thép)

µT

<1

1-5

5-20

>20

2

  Biến độ từ thông (dòng điện)

µT

<1

1-2

2-10

>10

3

  Độ lệch đường sức từ

A0

<2

2-10

10-100

>100

F

 

TIA BỨC XẠ ( Alpha, Beta and Gamma Radiation, Radon)

 

 

  Phần trăm hạt

Bq/m³

<30

30-60

60-200

>200

G

 

TỪ TRƯỜNG TỰ NHIÊN (từ trường trái đất, bức xạ vũ trụ)

 

1

 Từ trường trái đất

nT

<100

100-200

200-1000

>1000

2

 Bức xạ vũ trụ

%

<10

10-20

20-50

>50


  

5.1 Tiêu chuẩn Việt Nam

 

 

STT

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐƠN VỊ

GIÁ TRỊ

A

 

ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ THẤP CHO PHÉP NƠI LÀM VIỆC (TT 25/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016)

 

1

Cường độ điện trường E

                            kV/m

5

            5<E<20

    20<E<25

 

      E>25

 

Thời gian tiếp xúc

                             phút

Không hạn chế

      (50/E-2) x 60

        10

Không được tiếp xúc

2

Cường độ từ trường H

                            A/m

400

4000

Thời gian tiếp xúc

Giờ (h)

8h

<2h

 

B

 

 

ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CAO CHO PHÉP NƠI LÀM VIỆC (TT 21/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016)

 

1

 

Mức cho phép cường độ điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc

 

Tần số

Cường độ điện trường (E) (V/m)

Cường độ từ trường (H) (A/m)

Mật độ dòng năng lượng (P) (µW/cm2)

Thời gian trung bình cho các phép đo (phút)

3kHz – 65kHz

614

24,6

Không phù hợp

6

> 65kHz - 1MHz

614

1,6/f

Không phù hợp

6

>1MHz - 10MHz

614/f

1,6/f

Không phù hợp

6

>10MHz - 400MHz

61

0,16

10

6

> 400MHz - 300GHz

61

0,16

10

6

2

 

Mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc

 

Tần số

Mật độ dòng năng lượng (P) (µW/cm2)

Thời gian tiếp xúc cho phép trong 1 ngày

Ghi chú

10MHz - 300GHz

≤ 10

8 giờ

Thời gian làm việc còn lại trong ngày, mật độ dòng năng lượng không vượt quá 10 µW/cm2

> 10 đến 100

2h

>100 đến 1000

20 phút

3

 

Mức cho phép đối với dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc qua cơ thể của điện từ trường tần số cao

 

Tần số

Dòng điện cảm ứng (mA)

Dòng điện tiếp xúc (mA)

Qua cả hai chân

Qua từng chân

3kHz – 100kHz

2000

1000

1000

> 100kHz - 100MHz

200

100

-

> 100MHz - 300MHz

-

-

100

C

 

THỜI GIAN TIẾP XÚC VỚI TIA TỬ NGOẠI (TT 23/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016)

 

1

Bức xạ hiệu dụng E_rms (µW/cm2)

Thời gian tiếp xúc/ngày

2

0.1

8h

3

0.2

4h

4

0.4

2h

5

0.8

1h

6

1.7

30 phút

7

3.3

15 phút

8

5

10 phút

9

10

5 phút

10

50

1 phút

11

100

30 giây

12

300

10 giây

13

3000

1 giây

14

6000

0.5 giây

15

30000

0.1 giây

D

 

BỨC XẠ ĐIỆN TỪ TIA X TẠI NƠI LÀM VIỆC (TT 30/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016)

 

1

 

Liều tiếp xúc tối đa cho phép trong 1 năm và theo suất liều tương đương đơn vị

Nhân viên bức xạ

Người học việc, sinh viên, 16-18 tuổi

Cộng đồng dân cư

   1 năm

           µSV/h

1 năm

   µSV/h

1 năm

    µSV/h

Liều hiệu dụng toàn thân

20

10

6

3

1

0.5

Liều tương đương với thủy tinh thể của mắt

20

10

20

10

15

7.5

Liều tương đương với tay, chân, da

500

250

150

75

50

25

 

6.  Con người tiếp xúc với EMF như thế nào

 6.1 Từ trường đối với trẻ em và phụ nữ mang thai

Trong thời gian 1996-1999, nhóm nghiên cứu của bác sĩ De Kun Li ở viện nghiên cứu Quỹ Kaiser tại Oaklank, California đã yêu cầu 1000 phụ nữ mang thai mang máy đo từ trường Emdex II suốt 24 giờ bên người. Mỗi phụ nữ sẽ phải ghi chép vào sổ tay trong thời gian mang máy đo từ trường, họ đã ở đâu trong 5 địa điểm sau đây: trên giường trong nhà, ở trong nhà nhưng không trên giường, tại nơi làm việc, đi trên phương tiện giao thông công cộng, nơi khác ngoài các địa điểm đã nêu.

 

Tháng 1/2002, kết quả nghiên cứu được công bố: phụ nữ có mặt tại khu vực đạt mức từ trường bằng hoặc cao hơn 1,6 microtesla (uT) dễ bị sẩy thai gắp đôi so với các phụ nữ khác và nguy cơ sẩy thai tăng dần trong 10 tuần đầu của thai kỳ: tỷ lệ phụ nữ hấp thụ mức từ trường từ 1.6 uT trở lên bị sẩy thai là 20.5% trong khi tỷ lệ phụ nữ hấp thụ dưới mức nầy chỉ bị sảy thai là 8,2%. Công trinh nghiên cứu nầy không nhằm mục đích xác định nguyên nhân nào gây ô nhiễm từ trường nhưng đã phát hiện ra rằng trừ lúc trên giường, phụ nữ có thể bị nhiễm mức từ trường 1,6 uT trở lên ở bất kỳ nơi nào trong các địa điểm được ghi nhận.

 

Nhóm nghiên cứu của De Kun Li chú trọng tìm ra những tác hại của từ trường trong khi Trung tâm quốc tế nghiên cứu về ung thư (CIRC) ở Lyon (Pháp) tập trung khảo sát mức độ tác hại của từ trường tính theo thời gian hấp thụ. Theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong suót 10 năm liền, CIRC đã khảo sát nhiều trẻ em châu Âu sống cạnh đường dây điện cao thế. Kết quả cho thấy nếu hấp thụ mức từ trường từ ngưỡng 0,4 uT trở lên trong thời gian bình quân 24 giờ, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu gấp đôi so với các trẻ em khác trước năm 15 tuổi. Trước đây, trong bảng xếp loại các chất và sóng độc hại, WHO đã xếp từ trường tần số cực thấp từ 1 - 100 kilohertz (KHz) vào loại “không gây bệnh ung thư”. Sau khi CIRC công bố kết quả nghiên cứu, WHO đã phải đưa loại từ trường này vào mục “có thể gây bệnh ung thư”.

 

Trong 20 năm nay, có đến hàng trăm công trình nghiên cứu với kết quả cáo buộc từ trường gây hại cho sức khỏe con người. Theo nguyên tắc phòng bệnh hơn trị bệnh, WHO cũng đang thực hiện 25 đề tài nghiên cứu về tác hại của từ trường tần số cực thấp và sẽ công bố kết quả đầu tiên vào năm 2003 - 2004. Dựa trên kết quả của các công trình nghiên cứu dịch tễ học, có thể nhận thấy từ trường là thủ phạm hủy hoại sức khỏe con người trên nhiều phương diện.

 

Năm 1998, nhà khoa học Feychting ở Thụy Điển đã chứng minh rằng phụ nữ sử dụng các chất oestrogène sẽ có nguy cơ bị ung thư vú trước tuổi 50 gấp 7,4 lần, nếu họ thường xuyên hấp thụ từ trường tần số cực thấp.

 

Năm 1999, công trình nghiên cứu của bác sĩ Savitz ở Mỹ đã cho thấy trong 5 công ty điện lực Mỹ, tỉ lệ tử vong cao do mắc bệnh tim mạch có thể là do công nhân viên đã hấp thụ mức từ trường từ 0,65 - 1 uT, trong môi trường làm việc.

 

Ở Anh, vào năm 1981, giáo sư Perry đã quan sát thấy người thường xuyên hấp thụ từ trường phát ra từ các đường cáp điện trong buồng thang máy hoặc hệ thống thông gió dễ bị suy nhược thần kinh và dễ tự sát hơn những người khác.

 

Năm 1997, giáo sư Verkasalo ở Phần Lan ghi nhận người sống gần đường dây điện và hấp thụ mức từ trường hơn 0,1 uT dễ suy nhược thần kinh hơn gấp 4,7 lần. Gần đây, vào năm 2000, khi khảo sát 139.000 nhân viên điện lực ở Mỹ, Van Wijngarden đã phát hiện người tiếp cận thường xuyên với khu vực có đường dây điện cao thế có khuynh hướng tự sát cao hơn những người khác gấp 3,6 lần. Tất cả những kết quả nghiên cứu kể trên đều được đăng tải trên các báo chuyên ngành ở Mỹ, Anh, Thụy Điển...như Dịch tễ học, Tạp chí Dịch tễ học Mỹ, Vật lý học sức khỏe, Y học môi trường và nghề nghiệp...

 

6.2 Từ trường dưới đường dây truyền tải điện cao thế

 

 

 

Tìm hiểu về tác hại của điện từ trường lên con người, cuối thập niên 1980, Công ty Điện lực Pháp (EDF) lập dự án kéo đường dây điện cao thế 400.000 volt chạy qua xã Coutiches gần thành phố Douai (miền Bắc nước Pháp). Dân địa phương hay tin lên gặp các viên chức của bộ Công nghiệp Pháp yêu cầu đường dây phải chạy ngang đồng chứ không treo trên trần nhà cửa của họ như trong dự án. Rút cuộc, EDF vẫn giữ nguyên thiết kế ban đầu và cam kết sẽ thường xuyên theo đo từ trường và mỗi 6 tháng lập bảng xét nghiệm máu cho mỗi người dân và hợp đồng được ký kết. EDF tổ chức thi công đường dây. Sau 15 ngày khi đường dây điện cao thế đi vào hoạt động, chứng nhức đầu xuất hiện, kế tiếp là các chứng mệt mỏi kinh niên, khó ngủ...Kết quả xét nghiệm máu đầu tiên cho thấy 45% dân địa phương mắc chứng bệnh thiếu sắt. Cùng lúc ấy, kết quả đo từ trường lên đến 5 uT trong 2 hộ gia đình. Dân làng đã cử 4 đại biểu đến Đại học Lille nhờ giúp đỡ. Theo kết quả biểu đồ tủy, các tế bào tủy xương dư chất sắt, trong khi kết quả xét nghiệm các cơ quan dự trữ chất sắt như gan, lá lách lại cho thấy dân làng không thiếu sắt mà chất sắt đã phân bố không đồng đều trong nội tạng. Năm 1992, một ông lão 91 tuổi nhưng vẫn còn mạnh khỏe, thường lái xe đi thăm con cái ở cách đấy 50km, đã đột ngột qua đời. Đường dây điện cao thế đi qua vườn và nhà ông nên xem như lúc nào ông cũng sống trong vùng phát từ trường. Chỗ ngủ của ông chỉ cách đường dây 15m. Theo kết quả xét nghiệm của Đại học Lille, ông bị chết vì mắc bệnh u tủy. Hai năm sau, các công ty điện lực Hydro Québec của Canada và EDF đã công bố báo cáo khảo sát hỗn hợp về nguy cơ mắc bệnh ung thư trong môi trường làm việc do tiếp xúc với từ trường tần số cực thấp từ năm 1970 đến năm 1989. Bảng tường trình ghi nhận: nhân viên điện lực hấp thụ mức từ trường cao hơn 3,1 uT sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy. Dù vậy, EDF vẫn chối bỏ trách nhiệm đối với cư dân xã Coutiches. Năm 1997, đã có 21 hộ gia đình dọn nhà khỏi Coutiches đi nơi khác và thật kỳ lạ, họ không còn mất ngủ hoặc bị thiếu sắt như trước. Để lấp liếm vụ việc, EDF bỏ tiền mua lại nhà của các hộ dân bỏ đi rồi bố trí cho nhân viên ở hoặc bán lại với giá rẻ chỉ bằng 1/3 giá mua.

 

Một trường hợp tiêu biểu khác có liên quan đến đường dây điện cao thế của EDF. Đường dây chạy cách nông trại của ông Joel Georgenault ở Rennes (Pháp) 30m. Lúc đầu, lợn của ông đẻ khó, ông phải dùng đôi tay lôi lợn con ra nhưng rồi lợn con ra cũng chết. Tỉ lệ lợn con chết trong vùng ở mức bình quân 4% trong khi tỉ lệ trong nông trại của ông lên đến 15%. Ông Joel Georgenault liền tiếp xúc với giáo sư vật lý sinh học Pierre Le Ruz - một chuyên gia trong lĩnh vực trường điện từ. Kết quả đo đạc cho thấy lợn của ông Joel Georgenault đã hấp thụ mức từ trường từ 1 - 3 uT và cường độ cảm ứng điện lên đến 300 milliampère (mA) bên trong các chuồng lợn. Theo giáo sư Pierre Le Ruz, từ trường đã gây rối loạn nội tiết - miễn dịch nên lợn nái không chống cự nổi với vi khuẩn gây bệnh. Kết quả giám định thú y cũng cho thấy lợn chết vì nhiễm các bệnh như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết.

 

Theo một tài liệu phân phát cho người chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp Pháp và EDF đã nhìn nhận từ trường và luồng điện nhiễu có nguy cơ gây hại cho vật nuôi ở mức ngưỡng 6 mA. Căn cứ vào tài liệu này, ông chủ nông trại Joel Georgenault đã kiện EDF. Cho đến nay, vụ kiện cáo vẫn giậm chân tại chỗ. Lúc đầu, tòa án hoãn đi hoãn lại. Sau đó, kỹ sư giám định được mời đến nhưng lại dùng máy móc không phù hợp để đo từ trường. Trong những ngày đo đạc, EDF lại hạ điện thế. Rút cuộc, giám định suốt 8 năm vẫn không đưa ra được kết luận cuối cùng. Đến lúc này, ông Joel Georgenault đã mất gần 61.000 euro chi phí giám định và đã ngừng nuôi lợn từ ngày 25/1/2002, thiệt hại thêm 210.000 euro nữa.

 

6.3 Đo từ trường trong xe hơi

 

 

Nghiên cứu tác hại của điện từ trường lên con người, cuối tháng 2/2002, các hãng tin AFP và Reuters đã phổ biến thông tin đăng trên tạp chí Vi bilagare của Thụy Điển: tại bình ắc quy sau cốp xe, trên mạng dây cáp dẫn điện đến động cơ và hệ thống điện tử ở phía trước 3 kiểu ô tô đời mới S 60, S 80 và V 70 của hãng ô tô Volvo, mức từ trường rất cao, từ 12 - 18 uT. Cùng thời gian này, theo ý kiến phản ánh của độc giả, tạp chí Pháp Sciences & Avenir đã tổ chức cuộc điều tra do từ trường trong 60 ô tô đời mới mang 19 nhãn hiệu khác nhau (Alfa, Audi, Citroen, Chrysler, Fiat, Ford, Honda, Mercedes, Nissaaan, Opel, Peugeot, Renault, Toyota, Volvo ...), Dụng cụ đo từ trường thuộc thế hệ EFA 200 do công ty Wandel & Goltermann sản xuất, được các chuyên gia và các nhà khoa học quốc tế xác nhận đủ tiêu chuẩn. Xe được đo từ trường trong trạng thái đứng yên tại chỗ và đang nổ máy. Máy sẽ đo từ trường tại 7 chỗ: ghế trước bên phải và bên trái, ghế sau bên phải và bên trái, giữa bàn điều khiển, bàn đạp vận tốc và ngăn để găng tay. Kết quả đo được cho thấy: 5 xe có từ trường thấp hơn mức 0,4 uT, 30 xe có từ trường từ 0,4 0 1 uT và 15 xe có từ trường cao đến 18 uT. Nhận được thông tin về kết quả đo từ trường của tạp chí Sciences & Avenir, bác sĩ De Kun Li ở Mỹ đã nhận xét: “Cấn phải xem xét nghiêm túc mức từ trường đo được giống như từ trường phát ra từ máy móc gia dụng hoặc đường dây điện cao thế. Về mặt sức khỏe, mức từ trường cao trong xe hơi quan trọng hơn mức từ trường cao của máy móc gia dụng vì ở Mỹ ai cũng phải đi lại bằng xe hơi nên khả năng nhiễm từ trường cao hơn trong khi chúng ta có thể để máy móc gia dụng ra xa”. Trong số những người sử dụng xe hơi, có lẽ các đối tượng bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều nhất là tài xế taxi, tài xế xe giao hàng...So với các loại xe khác, taxi được trang bị thêm nhiều loại thiết bị điện tử (hệ thống điện đàm, đồng hồ tính cây số, máy định vị qua vệ tinh...) nên mức độ ô nhiễm từ trường cao hơn. Theo ghi nhận của các nghiệp đoàn taxi ở Paris, một số tài xế taxi đã mắc phải các triệu chứng rối loạn cơ thể giống như những người sống dưới đường dây điện cao thế.

 

Nhân chứng Sahnoun hành nghề lái taxi kể: “Tôi mua xe năm 1998. Sau đó, tôi thường bị mất ngủ và mệt mỏi kinh niên. Không thể nói các triệu chứng này xuất hiện do nghề lái xe cực nhọc vì lúc đầu tôi vẫn mạnh khỏe”. Trong xe của ông Sahnoun, mức từ trường lên đến trên 1 uT, vượt xa mức 0,4 uT gây bệnh bạch cầu do CIRC công bố.

 

7. Ý kiến của các Nhà khoa học

 7.1 Các số liệu thống kê

 

 

Sau khi báo chí loan tin mức từ trường trong 3 kiểu xe hơi đời mới của hãng Volvo vượt quá ngưỡng hấp thụ cho phép, từ 12 đến 18 michotesla (microT), ông Chirister Lundstrom - giám đốc phụ trách điện - điện tử của Volvo, đã tuyên bố: “Chúng ta tiếp xúc với từ trường khắp nơi chứ không riêng gì trong xe hơi. Liên minh châu Âu (EU) đã khuyến cáo mức từ trường tối đa cho phép đối với các loại xe cộ cũng như các thiết bị gia dụng khác là 100 (microT). Nếu so sánh, các kiểu xe của chúng tôi đều có mức từ trường thấp hơn định mức của EU đến 10 lần”. Một lần nữa cũng thể hiện tác hại của điện từ trường lên con người.

 

Nhà nghiên cứu Kjell Hanson Mild làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về cuộc sống lao động ở Thụy Điển nổi tiếng là người tích cực chỉ ra tác hại của từ trường. Từ 10 năm nay, ông là tác giả của 50 công trình nghiên cứu y học về phản ứng sinh học do từ trường gây ra từ nguồn điện, đặc biệt là phản ứng sinh học xảy ra với công nhân điện lực và công nhân đường sắt ở Thụy Điển. Ông là một trong các chuyên gia đầu tiên nghi ngờ có từ trường trong xe hơi. Kjell Hanson Mild kể: “Năm 1996, tôi đã hướng dẫn cho sinh viên Kjetil Vedholm ở đại học Goteborg (Thụy Điển) làm luận án về đề tài Sự tiếp xúc với từ trường tần số cực thấp và từ trường cường độ cao trong xe hơi. Sau khi hoàn tất, luận án đã được chuyển cho hãng Volvo, nêu rõ các biện pháp đề phòng cần thực hiện để giảm từ trường. Đúng là các số đo từ trường mới đây của Volvo phù hợp với định mức EU nhưng định mức này lại không lưu ý đến tác hại lâu dài của từ trường đối với sức khỏe ... Năm 2000, sau khi chúng tôi công bố công trình nghiên cứu về đề tài “Những lệch lạc về nhiễm sắc thể trong các bạch huyết bào ngoại biên của người lái tàu hỏa”, các công ty đường sắt Thụy Điển đã bắt đầu xem xét, thay đổi máy móc để người lái tàu ít bị ảnh hưởng .

 

Khi được hỏi phải làm gì trong tình hình hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định được tiếp xúc với từ trường trong bao lâu và ở mức độ nào sức khỏe bị ảnh hưởng lâu dài. Kjell Hanson Mild kết luận: “Nói thế chẳng khác nào hỏi có thể hút bao nhiêu điếu thuốc lá trong một ngày mới bị ung thư phổi!”.

 

Đầu năm 2002, trong một hội nghị khoa học quốc tế ở Québec (Canada), nữ bác sĩ Laurence Bonhomme Faivre đã công bố kết quả công trình nghiên cứu đo các thông số miễn dịch của những người tiếp xúc suốt 3 tháng với từ trường dao động từ 0,4 - 12 uT phát từ máy biến áp. Toàn bộ các bạch huyết bào CD và NK của họ đều đạt chất lượng thấp hơn tiêu chuẩn thông thường. Công trình nghiên cứu này cho kết quả phù hợp với công trình nghiên cứu đầu tiên của bà đã phát giác các đối tượng tiếp xúc với từ trường trong điều kiện tương tự như trên đã có vấn đề về máu và hệ miễn dịch. Sau hai đợt nghiên cứu này, các đối tượng tham gia thí nghiệm đã được bố trí sống ngoài vùng ảnh hưởng của từ trường. Kết quả phân tích mẫu xét nghiệm sau thời gian này cho thấy các thông số miễn dịch tăng trở lại mức bình thường. Như thế, rõ ràng từ trường có tác hại. Dù vậy, bác sĩ Laurence Bonhomme Faivre vẫn giữ thái độ dè dặt của một nhà khoa học. Bà xác nhận trong những năm gần đây, rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghi ngờ tính vô hại của từ trường và cho rằng từ trường có liên quan đến nhiều bệnh lý như thoái hóa thần kinh, tim mạch, suy yếu hệ miễn dịch, ung thư...Tuy nhiên, các nhà khoa học cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu dịch tễ hơn nữa để chỉ ra tác hại của từ trường.

 

7.2 Kẻ tin người ngờ

Thông tin về tác hại của từ trường được phổ biến ngày một thường xuyên hơn trên báo chí. kết luận chính thức của các cơ quan chức năng về tác hại của từ trường vẫn chưa được công bố. Do đó, mỗi cá nhân và tập thể đều có quan điểm riêng và cách thức riêng để đối phó với từ trường. Tại một trường tiểu học ở thành phố Saint Cyr (tỉnh Yvelines - Pháp), cha mẹ học sinh đã kiến nghị tháo dỡ 4 cột ăng ten tiếp sóng điện thoại di động dựng trên mái trường học trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 1997. Năm 1996, đã xảy ra trường hợp một nữ sinh 5 tuổi chết vì khối u ung thư trong não. Hai năm sau, lại thêm một nam sinh 8 tuổi chết vì khối u trong não trong khi căn bệnh này hiếm gặp ở những người trẻ tuổi, chỉ có khoảng 80 ca tử vong mỗi năm ở Pháp. 14 ca bệnh khác cũng đã được cha mẹ học sinh ghi nhận. Đầu năm 2001, giáo sư Zmirou ở trường đại học Y khoa Grenoble đã gửi báo cáo lên Bộ Y Tế Pháp, đề nghị bộ ban hành chỉ thị cấm lắp đặt ăng ten tiếp sóng điện thoại di động trong phạm vi 100m cách trường học và bệnh viện. Đến nay đề nghị này vẫn chưa được đáp ứng. Ủy ban Quốc tề phòng chống các bức xạ không ion hóa (ICNIRP) là tổ chức đề ra các định mức về từ trường, quy tụ nhiều chuyên gia trên thế giới và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ. Đến nay, tổ chức này vẫn giữ quan điểm không xem xét lại các định mức từ trường đã công bố. Nhà dịch tễ học Anders Ahlbon của Phần Lan - chủ tịch khoa học của ICNIRP - giải thích: “Chúng tôi đã thu thập nhiều dữ liệu dịch tễ quan trọng về tác hại của từ trường nhưng không có phản biện về sinh học thực sự liên quan đến đối tượng sống dưới đường dây điện cao thế hoặc người lái xe hơi. Tóm lại, các dữ liệu thu thập được về mối liên hệ giữa từ trường và các bệnh ung thư chưa đủ để chúng tôi xem xét lại các định mức từ trường”.

 

Về phía công ty điện lực Pháp (EDF), bác sĩ Jacques Lambrozo phụ trách bộ phận nghiên cứu y học của EDF vẫn nghĩ rằng công trình nghiên cứu của bác sĩ De Kun Li ở Mỹ về tác hại của tù trường đối với phụ nữ mang thai chưa đủ sức thuyết phục vì có nhiều yếu tố khác dẫn đến sẩy thai như các tác nhân hóa học, hormone ..., nhưng cũng đặt ra vấn đề: tiếp xúc với từ trường như thế nào thì người tiếp xúc sẽ bị ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe?

 

Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ trường nhưng vẫn chưa có một kết luận chính thức nào vì công trình nghiên cứu dịch tễ học nào cũng đòi hỏi phải khảo sát một số lượng lớn đối tượng tiếp xúc với từ trường cũng như một số lượng lớn đối tượng không tiếp xúc với từ trường để đối chứng. Theo WHO, đến nay các công trình nghiên cứu về tác hại của từ trường về mặt sinh học chưa nhiều trong khi đại đa số công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm lại tập trung vào các điều kiện tiếp xúc với từ trường. Cuối cùng, số chuyên gia đủ trình độ, có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu độc lập, có kiến thức chuyên sâu về các bệnh lý liên quan đến từ trường (thần kinh học, ung thư học, huyết học) lại quá ít ỏi.

 

8. Kết luận

8.1 Tự bảo vệ trước điện từ trường

Tác hại của điện từ trường lên con người phải được tìm hiểu sâu rộng trong thời đại của tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện nay, nguồn trường điện từ là hết sức đa dạng. Chúng vô hình không thể nhìn thấy được, chỉ xác định được với các công cụ máy đo chuyên dụng, trường điện từ tồn tại khắp mọi nơi, mọi thời điểm, tùy hoàn cảnh cụ thể chúng sẽ có những mức độ ảnh hưởng nhất định đến cơ thể mỗi con người. Đứng trước các tác nhân nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, một nguy cơ không chưa được một tổ chức y tế thế giới nào đứng ra khẳng định, thì con người sống trong môi trường đó phải biết tự bảo vệ mình, “nên cảnh giác khi chờ đợi bằng chứng”.

 

Trong cuộc sống, chúng ta không thể nào vứt bỏ các máy móc gia dụng vì e ngại tác hại của từ trường. Do đó, sử dụng đúng cách nguồn phát ra từ trường có lẽ là giải pháp tốt nhất, hạn chế đến mức tối đa thời gian tiếp xúc.

 

Dao cạo râu điện phát từ trường từ 15 - 1.00 uT, do đó càng ít sử dụng càng tốt bởi lẽ khi sử dụng, phải để dao cạo râu điện quá gần mặt. Máy pha cà phê phát bức xạ từ trường ở mức 0,2 uT trong phạm vi 20cm nên không có gì nguy hiểm.

 

Máy sấy tóc là nguồn phát từ trường mạnh đến 2.000 uT ở khoảng cách 3cm. Nếu để xa đầu cách 30cm, mức từ trường giảm chỉ còn 10 uT. Mức từ trường trên động cơ máy hút bụi không đáng ngại vì chỉ đạt từ 2 - 20 uT ở cách máy 30cm. Chỉ có điều phụ nữ sắp làm mẹ nên hạn chế sử dụng máy hút bụi. Nên tránh đặt radio báo thức cách đầu dưới 1m. từ trường phát ra từ radio báo thức chỉ đạt mức 2 uT ở cách đầu 1m, thế nhưng cũng không nên đặt radio gần đầu suốt đêm như thế.

 

Các máy móc gia dụng sau đây phát từ trường cao hay thấp tùy theo khoảng cách gần hoặc xa người sử dụng: nếu tính ở hai cự li 3cm và 1m, máy hút bụi, đèn huỳnh quang, máy sấy tóc, dao cạo râu điện, ổ điện phát từ trường 2.000 uT và 0,2 uT; máy giặt, truyền hình, radio báo thức, bàn ủi: 50 uT và 0,1 uT; lò nướng bánh, máy rửa chén bát: 20 uT và 0,01 uT; tủ lạnh, bếp điện, chăn sưởi ấm bằng điện: 2 uT và 0,01 uT. Tủ lạnh phát từ trường ở mức thấp bởi vì nơi phát từ trường ở mức cao là phía sau tủ lạnh thường áp sát tường. Máy vi tính nên được bố trí gần tường, hướng màn hình ra ngoài chứ không nên để hai máy vi tính hướng phần phía sau vào nhau trên cùng một bàn làm việc trong phòng. Phía trước màn hình máy vi tính, mức đo từ trường không lớn hơn 0,7 uT, trong khi mức từ trường ở sau máy cao gấp 10 lần. Lò vi ba phát từ trường ở khoảng cách 30cm đến mức 8 uT, cao hơn bếp điện (0,5 uT) bởi lẽ lò vi ba tiêu thụ điện nhiều hơn. Đèn halogène phát ánh sáng dịu nhưng đừng quên rằng mức từ trường phát ra đến 2 uT ở khoảng cách 30cm.

 

Các môi trường sống như gần khu trạm thu phát vô tuyến, đài bay, tháp truyền hình, tháp anntena của trạm BTS….thì cần phải có giải pháp kiểm tra cụ thể để đánh giá tác động về lâu dài và từ đó có biện pháp hợp lý để hạn chế ảnh hưởng.

 

Các sản phẩm gia dụng khi không dùng, ví dụ khi ngủ, thì nên tắt tất các ổ cắm điện cho tivi, wifi, máy radio…bằng cách sử dụng ổ cắm hẹn giờ tắt mở.

 

8.2 Sử dụng sản phẩm bảo vệ

Hiện nay với sự ra đời công nghệ 5G làm thay đổi nhiều cục diện. Tất cả các công nghệ đều có 2 mặt của vấn đề, trong phân tích này chúng tôi chỉ nói về mặt phản diện của nó, đó chính là tác hại lên con người. Tác hại thực tế là làm con người lệ thuộc vào sản phẩm công nghệ, tác hại tiếp theo là đưa vào môi trường sống các tần số dao động ảnh hưởng sức khỏe gây ra tác hại của điện từ trường lên con người.

 

Hiện nay trên thế giới rất nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều sản phẩm nhằm hạn chế điện từ trường xâm hại cơ thể, nguyên tắc là sử dụng vật liệu làm suy hao trường điện từ, sử dụng nguyên lý Faraday với kích thước mắc lưới nhỏ hơn bước sóng…

 

Sản phẩm chủ yếu như: ví đựng điện thoại hạn chế EMF, sơn phủ tường hạn chế EMF, giấy dán tường hạn chế EMF, cửa sổ kính hạn chế EMF, quần áo, nón…sử dụng cho cá nhân, cho nhà ở, cho các công trình công cộng như bệnh viện (tia X), trạm thu phát viễn thông (bức xạ tần số cao), khu vực gần đường dây truyền tải điện (điện từ trường tần số thấp), rất hiệu quả và chuyên nghiệp.

 

Tham khảo các sản phẩm tại đây

(Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp)

 

9.  Tư vấn giải pháp

Trụ sở chính tại Sài Gòn:

Công ty Cổ phần Tư vấn và Thiết bị Điện Tân Trung Nam

Số 2/19 Thăng Long – Phường 4 - Quận Tân Bình - Tp.HCM

Tel       : 028-62-92-43-16 ;  Fax: 028-62-92-43-38

HP       :  0903111117 (Mr.Nam)

Email   : nam@tantrungnam.vn

 

VPĐD tại Đà Nẵng:

Số: 84 Bùi Lâm – Q. Sơn Trà  - Tp.Đà Nẵng

Tel      : 0903111117 (Mr.Nam)

Email  : nam@tantrungnam.vn